Bạn có thể đọc toàn bộ bài viết bằng tiếng Việt bên dưới. This article is available in Vietnamese below.
What are the characteristics of Vietnam’s team? We spoke to Toshiya Miura, former manager of the Vietnam national team.
Stellar progress made by Vietnam in recent years
Having progressed through the second round of the AFC qualifiers, Vietnam have made it to the final round for the first time ever in Asia’s qualifying route to the FIFA World Cup™. Ahead of Vietnam’s match with Japan on Thursday, November 11, we bring you a two-part article, consisting of an interview with an individual who possesses detailed knowledge of both J.LEAGUE and Vietnamese football: Toshiya Miura, the Technical Director of FC Gifu and former manager of the Vietnam national team.
Recent developments in the national team: Since the “Miura era” national team members have become national stars
Vietnam is today known as one of the major footballing countries of Southeast Asia, but its growth to reach this position has not all been plain sailing. Miura, who in 2014 was appointed Vietnam national team manager (including for the U-23 national team) puts it like this: “The team’s popularity and competitiveness was at a lower level.”
Even so, after his appointment as manager — and following the introduction of Japanese training and conditioning methods that built up a resilient team capable of maintaining its fitness throughout games — the team put in excellent performances in official matches, including a stunning victory over Iran by the U-23 team. Slowly but surely domestic attitudes changed and the popularity of the team rose in Vietnam, so much so that about one year after Miura’s arrival, he would be recognized on the street.
After Miura’s departure from Vietnam, and following a stint by a Vietnamese manager, Park Hang-seo from South Korea was appointed to manage the team from mid-2017. It was in the 2018 Asian Football Confederation (AFC) U-23 Championship that the national team advanced to an AFC competition final for the very first time, ultimately claiming second place.
The popularity of the team peaked even further and on their return home they were treated like national stars, with a victory parade and other events. Miura knows this squad is aware of its great importance for an entire country: “The Vietnam national team play with the hopes of the nation resting on their shoulders. The high level of national attention the team commands is something where Vietnamese football exceeds Japanese football, and it was also a great motivation for me as manager.”
The Vietnam team in these qualifiers
In the second round of the Asian qualifiers, Vietnam steadily built up results, including a stunning victory over mighty UAE, to ultimately finish in second place in the group after eight matches. With 17 points to their name, a place in the final round of qualifiers was secured for the first time in Vietnam’s history.
However, Vietnam has had a hard time in this final round. Their opponents have dominated possession and the team have been forced to play more defensively as a result in comparison to their strategy in the second round.
Their best performance so far has been in their third game, an away game against China, where in the last 10 minutes of the match they fought back from 2-0 down to score a pair of thrilling goals. Nevertheless, they conceded a goal just before the final whistle, meaning Vietnam has still not won a match in the final round.
They will be going into this home game against Japan looking to bounce back from a four-game losing streak and no points on the board.
Tactical analysis of Vietnam’s game
Basic posture is a defensive 5-4-1, focused on short passes
Vietnam has progressed through to the final round using a 5-4-1 formation.
On the backline, the two wingbacks do not always attack aggressively, primarily taking a defensively-focused position. When the opposing team has possession of the ball, two “shadow strikers” also clearly drop back to the side of the central midfielders, protecting the wings and forming a solid 5-4 blocking formation.
In such situations it can also be seen that the single forward player doesn’t intensely pressure an opponent in possession of the ball, but instead drops to focus on specific tactics that reduce overall defensive risk, such as closing down passing lanes.
On the other hand, Vietnam don’t simply attack by countering, lobbing forward long balls, or conceding the possession battle completely. Rather, they tend to play with a high volume of short passes, employing tactics that make use of players with a combination of great technical skills, playmaking, and dribbling, like Nguyen Quang Hai (Hanoi FC, 24 years old), who often takes the role of shadow striker, and Nguyen Hoang Duc (Viettel FC, 23 years old), who mainly plays central midfield (see part 2 for a detailed introduction of the players!).
With all this in mind, Miura points out how Vietnam’s style is like some other AFC countries, saying: “Vietnam are similar to Japan and Thailand in that the players are small with extremely advanced ball skills. They tend to prefer a game made up of short passes.”
The above figure shows Vietnam’s ball possession rate (horizontal axis) and short pass rate (vertical axis) in the final round, as compared to the Japan national team and the average for the J1 clubs this season (as of Oct 24). These statistics show very clearly that although Vietnam’s possession of the ball is low, the short pass rate is very high, meaning that though their game is defensive, ball movement tends to be quick and flowing. In particular, it can be seen that Vietnam’s matches against Oman and China had a similar average team value to Gamba Osaka, F.C.Tokyo and Sanfrecce Hiroshima (a possession rate below 50%, but with a solid short pass rate).
Focus on attacking from the center: Physical strength could be a weakness
The above figure shows the “attack area” and how a central attack is the most favored option. The difference is clear when compared to Japan’s attack area.
This tendency can be confirmed by looking at the trajectory of the final pass (the pass directly before a shot on the goal) and the number of crosses. Most of the passes that lead directly to a shot are made from central midfield, and the number of crosses is quite low. This style is likely influenced by the fact that many of the players are small in stature and that in addition to the two midfield talents mentioned above, there is a strong center line, including Nguyen Cong Phuong (HAGL, 26 years old), a well-known player in Vietnam who has also played for FC Mito HollyHock, and Nguyen Tien Linh (Becamex Binh Duong FC, 24 years old), who has been a key goalscorer in these qualifiers.
At the same time, a possible weakness is the team’s physical strength. For example, the number of aerial duels won languishes at around 25%. Miura notes this potential advantage for Japan, stating: “Physical strength is Vietnam’s weakness. Although training has helped to boost strength, when they come up against teams from the Middle East or Australia they still have a tough time.”
So, with its key talent deployed in central areas and its short passing game, how will Vietnam seek to penetrate Japan’s strong defense? Time will tell, but Japan will surely be looking at data like this from Vietnam’s perspective to envision how they will strategize.
In part 2 we throw the spotlight on the individual players and analyze the talented Vietnamese footballers who are expected to make an impact on J.LEAGUE football in the future.
(Text/data by Data Stadium Inc.)
Cuộc chiến không thể bại. Vòng loại cuối World Cup, đối thủ lần này là Việt Nam (phần đầu)
Ngỡ ngàng trước sự tiến bộ của Việt Nam những năm gần đây.
Vượt qua vòng loại thứ hai World Cup khu vực châu Á, lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam tiến vào vòng loại cuối. Trước cuộc đối đầu giữa Nhật Bản và Việt Nam vào ngày 11/11 tới đây, chúng tôi mang tới cho các bạn cuộc phỏng vấn với ông Miura Toshiya (tổng quản lý kiêm GĐKT FC Gifu, cựu HLV ĐTQG VN) - người rất am hiểu về bóng đá J-League và Việt Nam.
ĐTQG VN những năm gần đây: Hậu “Thời ông Miura”, các cầu thủ đội tuyển bóng đá trở thành ngôi sao trong lòng người dân
Hiện nay, Việt Nam được biết đến là một trong số ít quốc gia có vị thế bóng đá tại khu vực ĐNÁ, nhưng con đường đến vinh quang như ngày nay đã không thật sự “thuận buồm xuôi gió”. Khi còn là HLV ĐTQG (kiêm HLV U23) vào 2014, ông Miura nhận định “sự hâm mộ cũng như thực lực của đội tuyển là quá khiêm tốn”. Thế nhưng, từ khi tôi đưa vào phương pháp huấn luyện theo phong cách Nhật, xây dựng đội bóng với chú tâm rèn luyện nâng cao thể lực, đội tuyển trẻ U23 đã chơi khá tốt khi đánh bại Iran. Qua thời gian, đội tuyển dần lột xác và được người hâm mộ yêu mến nhiều hơn. Sau một năm đảm trách, tôi được nhiều người biết đến hơn và cảm giác như “chỉ đi bộ trên phố thôi cũng được để ý tới”.
Sau khi ông Miura thoái nhiệm, đội tuyển Việt Nam được dẫn dắt bởi một huấn luyện viên bản địa khác, trước khi kết duyên với HLV người Hàn Park Hang Seo. Thành công vang dội nhất có lẽ là vào năm 2018 khi Việt Nam lần đầu tiên tiến tới trận chung kết giải U23 châu Á do AFC tổ chức và xuất sắc giành ngôi vị á quân. Từ đó, sự hâm mộ dành cho đội tuyển được tăng lên, và khi các người hùng trở về nước, họ được chào đón nồng nhiệt và được xem như những ngôi sao trong lòng người dân. Ông Miura cũng chia sẻ: “ĐTQG Việt Nam đang chiến đấu hết mình trong sự kỳ vọng to lớn của người dân. Khi ĐTQG Việt Nam được hâm mộ hơn ĐTQG Nhật, tôi nhận thấy rằng mình như được tiếp thêm động lực và nhiệt huyết với cương vị HLV”.
Tình hình ĐTQG Việt Nam tại vòng loại
Sau chiến thắng trước đối thủ mạnh UAE tại vòng loại thứ hai, Việt Nam đứng nhì bảng với 17 điểm trong tổng 8 trận đấu và lần đầu tiên trong lịch sử tiến vào vòng loại cuối. Dù thế, đây vẫn là cuộc chiến đầy gian nan đối với Việt Nam. Với việc liên tục bị đối phương chi phối thế trận, Việt Nam buộc phải tăng cường phòng ngự một cách rất chặt chẽ tại các trận đấu tại vòng loại thứ hai. Các cầu thủ đến từ đất nước hình chữ S đã chơi rất tốt ở trận gặp chủ nhà Trung Quốc, dù bị dẫn trước 2 bàn, đội tuyển Việt Nam đã không bỏ cuộc và tạo nên cuộc rượt đuổi quyết liệt để quân bằng tỷ số, nhưng rất tiếc cuối cùng họ lại bị thủng lưới vào cuối trận và đến nay vẫn chưa có được điểm nào. Sau 3 vòng đấu, Việt Nam vẫn chưa thể nếm mùi vị chiến thắng và sắp tới đây, họ sẽ tiếp đón đội tuyển Nhật Bản trên sân nhà Mỹ Đình.
Phân tích chiến thuật của ĐTQG VN
Đội hình phòng thủ cơ bản 5-4-1 và tập trung chơi bóng ngắn
VN đã áp dụng thành công chiến thuật 5-4-1 cho đến khi bước vào vòng loại cuối. Hậu vệ cánh ở tuyến cuối không tích cực tham gia tấn công mà đơn thuần chủ yếu tập trung phòng ngự. Hai hộ công cũng lùi sâu về hai cánh của hàng tiền vệ mỗi khi bị đối phương dẫn bóng xâm nhập, tạo nên hệ thống phòng ngự 5-4 vững chắc. Tiền đạo cắm không phải quá chú trọng pressing mà chủ yếu tập trung hỗ trợ phòng ngự để giảm thiểu rủi ro một cách toàn diện. Mặt khác, về mặt tấn công, các cầu thủ Việt Nam không chơi theo kiểu chuyền dài rồi dễ dàng bị mất bóng mà cơ bản là tăng cường triển khai theo lối phối hợp bóng ngắn. Có thể nói Việt Nam đã và đang tận dụng tối đa các cầu thủ có kỹ thuật rê bóng, khả năng làm chủ cuộc chơi tốt như hộ công Nguyễn Quang Hải (Hà Nội FC, 24 tuổi) và tiền vệ trung tâm Nguyễn Hoàng Đức (Viettel, 23 tuổi). Ông Miura cũng nhận định rằng: “VN giống với Nhật và Thái, dù có vóc dáng nhỏ bé nhưng lại có kỹ năng xử lý bóng rất tốt và có khuynh hướng thích chơi bóng ngắn”.
Đây là biểu đồ so sánh tỷ lệ giữ bóng (trục ngang) và tỷ lệ chuyền bóng ngắn (trục dọc) của VN tại vòng loại cuối với ĐTQG Nhật và bình quân của các CLB J1 League mùa này (tính đến 24/10). Ta có thể thấy, với lối chơi “chuyền ngay khi có bóng”, Việt Nam dù có tỷ lệ giữ bóng khá thấp nhưng ngược lại, tỷ lệ chuyền bóng ngắn lại khá cao. Đặc biệt ở trận đối đầu với Oman và Trung Quốc thì những con số ấy gần với tỷ lệ bình quân của G Osaka, FC Tokyo và Hiroshima (tỷ lệ chi phối bóng không quá 50% nhưng chủ yếu chuyền bóng ngắn).
Tập trung tấn công ở trung lộ: chiều cao có thể là điểm yếu
Biểu đồ trên cho thấy Việt Nam tập trung tấn công ở trung lộ, khác hẳn so với Nhật. Khuynh hướng này thấy rõ thông qua các thống kê về kiến tạo và số lần tạt bóng căng ngang. Đa phần đường chuyền mang tính chất quyết định đều xuất phát từ trung lộ, còn các pha căng ngang thì lại khá hiếm. Phải chăng đó là do Việt Nam có nhiều cầu thủ dáng vóc nhỏ, cộng thêm sở hữu đội quân có thế mạnh ở tuyến trung tâm như ngoài Nguyễn Công Phượng (HAGL, 26 tuổi) - niềm tự hào của người dân, cầu thủ từng có kinh nghiệm chơi cho CLB Mito HollyHock và cây săn bàn chính của đội, Nguyễn Tiến Linh (Bình Dương, 24 tuổi).
Song song với đó, thể hình có lẽ là điểm yếu của Việt Nam. Điều này được thấy rõ khi tỷ lệ chiến thắng tranh chấp trên không chỉ đạt 25%. Ông Miura cũng cho rằng: “Điểm yếu của các cầu thủ Việt Nam là chiều cao. Tuy những năm gần đây thể lực của họ đã khá hơn nhưng khi tranh chấp với đối thủ Trung Đông hay Úc thì họ đã khá chật vật”.
Với chủ trương bố trí các cầu thủ ưu tú của mình ở tuyến trung lộ và chơi bóng ngắn, không biết VN sẽ “khoan thủng” hàng phòng ngự kiên cố của Nhật bằng cách nào? Dĩ nhiên, đối với Nhật, đây cũng là trận đấu cực kì quan trọng nhưng có lẽ, đối với Việt Nam, trận cầu này còn háo hức gấp đôi.
Nguồn cung cấp nội dung: Công ty cổ phần Datastadium